Top 4 ngành dễ chuyển sang lập trình
Công nghệ đang không ngừng phát triển và đây cũng là lý do khiến cho lập trình trở nên cần thiết trong thị trường lao động hiện nay. Ngoài nhu cầu về nghề nghiệp, còn rất nhiều lý do khiến lĩnh vực này trở nên thu hút người lao động. Bài viết này sẽ tìm hiểu ngành nào phù hợp để chuyển sang lập trình.
Vì sao xu hướng chuyển ngành sang lập trình ngày càng hot?
Lập trình không chỉ là nghề nghiệp mà còn là công cụ quan trọng giúp cho chúng ta thích nghi được với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong xã hội hiện nay. Công việc này cũng đem đến cho người lao động những lợi ích mà không phải ngành nào cũng có.
- Thu nhập cao
Lập trình là ngành có mức lương trung bình dường như là cao nhất trong tất cả các ngành. Bên cạnh đó, do tính chất công việc đòi hỏi cao nên phúc lợi dành cho các lập trình viên cũng rất hấp dẫn. Dựa vào điều này, lập trình trở thành ngành nghề “triển vọng” dành cho những ai đang muốn tìm cơ hội cải thiện thu nhập.
- Cơ hội việc làm
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu lớn về số lượng lập trình viên trong ngành. Do đó các lập trình viên cũng có nhiều lựa chọn hơn về nghề nghiệp.
- Tiềm năng phát triển trong tương lai của công nghệ
Trong thời đại 4.0, sự phát triển của công nghệ đang ngày càng “bành trướng". Bằng chứng là sự ra đời của những thiết bị công nghệ thay thế con người làm việc. Theo như dự đoán, sự bành trướng này sẽ chưa dừng lại ở đó mà sẽ luôn lớn lên không ngừng trong tương lai.
- Làm việc linh hoạt
Hầu hết các công việc lập trình đều cho phép lập trình viên làm việc từ xa. Điều này giúp cho họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
Ngành nghề nào dễ chuyển sang lập trình?
Không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi nghề nào dễ học lập trình nhất. Về nền tảng kiến thức, mỗi ngành nghề đều có một nền tảng tương ứng với ngành nghề đó. Người đã làm quen với tư duy logic, giải quyết vấn đề (như ngành toán, kỹ thuật) sẽ có lợi thế hơn so với những người chưa có nền tảng này.
Về sở thích và mục tiêu cũng tương tự, mỗi người sẽ có một sở thích và mục tiêu khác nhau khi chuyển ngành. Có người muốn làm lập trình web, người khác lại thích lập trình di động, mỗi hướng đi sẽ có những yêu cầu kiến thức khác nhau.
Khả năng thích nghi và học hỏi khi chuyển sang lập trình là yếu tố không thể thiếu. Bởi lập trình luôn luôn thay đổi và phát triển trong tương lai nên một lập trình viên cần có khả năng tự học và trau đổi không ngừng để thích ứng lâu dài với nghề. Tuy nhiên, có vài ngành nghề được cho là dễ chuyển sang ngành lập trình bởi một số đặc tính chuyên môn liên quan và có thể áp dụng được vào công việc lập trình.
Kỹ thuật viên IT
Để trả lời cho câu hỏi “chuyển từ ngành nào sang lập trình dễ nhất?” thì kỹ thuật viên IT là lựa chọn hàng đầu. Họ là người phải làm việc với hệ điều hành, mạng, phần cứng, các vấn đề kỹ thuật. Đây là những kiến thức nền tảng quan trọng để hiểu về cách máy tính hoạt động, từ đó dễ dàng tiếp cận với lập trình. Bên cạnh đó, một kỹ thuật viên IT cần có tư duy logic. Việc khắc phục sự cố, cài đặt phần mềm đã rèn luyện cho kỹ thuật viên IT một tư duy logic, phân tích vấn đề và tìm ra giải pháp. Đây là những kỹ năng rất cần thiết trong lập trình.
Nhà thiết kế UI/UX
Một nhà thiết kế UI/UX đã có kinh nghiệm trong việc tạo ra các giao diện trực quan, dễ sử dụng. Kiến thức này rất hữu ích trong việc phát triển các ứng dụng, phần mềm có trải nghiệm người dùng tốt. Những người làm việc trong lĩnh vực này cũng có một tư duy sáng tạo, khả năng hình dung và trình bày ý tưởng. Những kỹ năng này sẽ giúp họ tạo ra các sản phẩm phần mềm đẹp mắt và hiệu quả.
Người làm trong lĩnh vực nghiên cứu
Người làm nghiên cứu thường có khả năng phân tích dữ liệu, tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố. Kỹ năng này rất quan trọng trong việc xây dựng các thuật toán và mô hình trong lập trình. Tư duy logic của những người làm trong lĩnh vực này cũng được xây dựng qua việc phân tích các giả thuyết, thực hiện các thí nghiệm.
Chuyên viên marketing
Kiến thức về nghiên cứu hành vi của người dùng, nắm bắt nhu cầu của khách hàng sẽ giúp chuyên viên marketing phát triển các sản phẩm phần mềm phù hợp với thị trường. Họ cũng có khả năng giao tiếp tốt, thuyết trình hiệu quả. Những kỹ năng này sẽ giúp họ làm việc nhóm, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng.
4 yếu tố giúp chuyển ngành lập trình dễ dàng hơn
#1 Tư duy logic
Khả năng tư duy logic sẽ giúp cho lập trình viên giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Người có tư duy logic có khả năng sáng tạo và đổi mới liên tục trong công việc. Đây là điều cần thiết đối với nhân lực trong ngành công nghệ.
#2 Khả năng tự học
Công nghệ luôn phát triển không ngừng nên lập trình viên cần có khả năng tự học cao. Kỹ năng này cũng giúp cho lập trình viên nâng cao được vốn kiến thức, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề của mình.
#3 Kỹ năng giao tiếp
Khi giao tiếp tốt, lập trình viên sẽ khai thác tốt và từ đó hiểu sâu hơn về yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Trong quá trình làm việc, lập trình viên cũng phải thường xuyên trình bày ý tưởng của mình cho những người liên quan khác. Vậy nên có thể nói, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng thiết yếu trong quá trình phát triển của một lập trình viên.
#4 Kỹ năng làm việc nhóm
Hầu hết các dự án công nghệ đều yêu cầu sự tham gia của nhiều kỹ sư và lập trình viên. Một lập trình viên có kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp người đó phối hợp ăn ý với những thành viên khác. Việc nhiều người cùng suy nghĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả hơn. Làm việc theo nhóm cũng tạo điều kiện cho các lập trình viên trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với nhau. Đây cũng là kỹ năng có thể hỗ trợ cải thiện khả năng giao tiếp cho lập trình viên.
Nói tóm lại, ngành nào phù hợp để chuyển sang lập trình là câu hỏi không có đáp án tuyệt đối. Những ngành nghề được liệt kê trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Onschool Bootcamp tin rằng dù người lao động đang làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ cần có đam mê thì đều có thể chuyển sang lập trình. Hi vọng qua những lợi ích và cơ hội được kể trên, bạn sẽ được tiếp thêm động lực để bắt đầu hành trình này.
Bạn đã sẵn sàng đổi thay sự nghiệp chưa?
Onschool Bootcamp tự hào chỉ trong 120 ngày, đào tạo thế hệ lập trình viên kiến tạo thế giới số - bắt đầu từ con số 0
Đừng quên chia sẻ bài viết này!