Onschool Bootcamp – Chương trình bootcamp chuẩn quốc tế – Đào tạo chuyển ngành và cam kết việc làm

Onschool Bootcamp Logo

PopSQL & làm quen với MySQL

01/10/2024

Xin chào, với chủ đề lần này, mình muốn giới thiệu với mọi người về MySQL (RDBMS _hệ quản trị cơ sở dữ liệu )

với MyQSL ,mọi người đã quá quen thuộc rồi phải không nào.

Do trọng tâm của chủ đề lần này xoay quanh việc giới thiệu về cái nhìn sơ lược,

thông qua những ví dụ để mọi người hiểu được phần nào sự tiện lợi của My SQL.

Mình tiến hành đi vào phần chính luôn nhé .

Cài đặt MySQL -> phần này cho phép mình tóm lược (mọi người có thể tham khảo vào trang chính

của MySQL để cài đặt tải về máy nha.

Mình sẽ lược bỏ phần cài đặt MySQL về máy, mà sẽ tiến hành tải PopSQL ( 1 ứng dụng

trực quan sẽ liên kết với MySQL) giúp chúng ta dễ dàng thao tác với MySQL hiệu quả hơn nhé

1. Vào trang chủ với đường link ” https://popsql.com/”

=> Get the desktop app để tải ứng dụng về máy

2. Sau khi tải PopSQL về, ở mục Start -> My SQL Command Line Clinet

thực hiện dòng lệnh : create database justin; để tạo database dùng liên kết với MySQL app

create database justin;

để có thể liên kết MySQL với PopSQL chúng ta sẽ cấu hình thông tin , ngay khi khởi động PopSQL

Database: justin ( cần ghi đúng với thông tin khi nãy chạy ở cửa sổ Command Line Client

Usename/Password: được khởi tạo bên MySQL

3. thao tác với MySQL đơn giản

basic data types (SQL)

INT (whole numbers)
DECIMAL(M,N) (Decimal numbers – exact value)
VARCHAR(1) (String of text of length 1 )
BLOB (Binary large object, stores large data)
DATE (‘YYYY-MM-DD’)
TIMESTAMP (‘YYYY-MM-DD HH:MM:SS’ used for recording)

=> đây là những tiêu chuẩn được dùng khi khai báo dữ liệu theo chuẩn quy định

=> tiến hành tạo bảng mẫu đơn giản:

Create Table.

CREATE TABLE student (
    student_id INT AUTO_INCREMENT,
    name VARCHAR(20) ,
    major VARCHAR(20) ,
    PRIMARY KEY (student_id)
);

với mẫu lệnh trên sẽ tiến hành nạp thông tin để cấu hỉnh student Table với những yêu cầu

  • student_id : id của student sẽ tự động tăng theo thứ tự
  • name: tên (với độ dài không qua 20 kí tự)
  • major: ngành học (với độ dài không qua 20 kí tự)
  • khóa chính; student_id

=> Run sau khi thực hiện xong dòng lệnh để tạo ra TABLE

thực hiện lần lược các lệnh dưới để thêm đối tượng vào bảng

INSERT INTO student(name, major) VALUES(‘Jack’, ‘Biology’);
INSERT INTO student(name, major) VALUES(‘Kate’, ‘Math’);
INSERT INTO student(name, major) VALUES(‘Claire’, ‘Chemistry’);
INSERT INTO student(name, major) VALUES(‘Kehn’, ‘Math’);
INSERT INTO student(name, major) VALUES(‘Mike’, ‘Computer Science’);
INSERT INTO student(name, major) VALUES(‘Tommy’, ‘History’);

=> Chạy Run cho từng dòng lệnh để thêm lần lượt dữ liệu vào table

Đến đây, bảng đã được nạp dữ liệu vào, cùng nhau tiến hành show bảng để theo dõi dữ liệu nào

Show Table.

SELECT * FROM student;

chỉ đơn giản với câu lệnh này, bạn sẽ có thể display được bảng dữ liệu vừa tạo ra

dữ liệu vừa tạo đã được hiển thị với dạng bảng rồi nè.

Tiếp tục với vài thao tác cơ bản nữa (update, delete)

Khi tạo bảng với dữ liệu cài đặt ban đầu, hẳn sẽ có những lúc chúng ta có nhu cầu chỉnh sửa

lại thông tin trong bảng, vì vậy ta sẽ có câu lệnh để Update dữ liệu

Update.

UPDATE student
SET major = ‘Biochemistry ‘
WHERE major = ‘Computer Science’ OR major = ‘History’;

UPDATE student
SET name = ‘Tom’, major = ‘undecided’
WHERE student_id = 6;

=> mình sẽ giới thiệu 2 mục update lại dữ liệu ban đầu

+ UPDATE student => sẽ cập nhật dữ liệu tại bảng student

+ SET major = ‘Biochemistry ‘ => dữ liệu sau update là ‘Biochemistry’

+WHERE major = ‘Computer Science’ OR major = ‘History’; =>

với những ngành học ‘Computer Science’ hay ‘History’ sẽ được thay thế

+UPDATE student => sẽ cập nhật dữ liệu tại bảng student

+ SET name = ‘Tom’, major = ‘undecided’ => dữ liệu sau update

với tên là ‘Tom’, major sẽ thành ‘undecided’

=> cũng xem thành quả nào , chạy lại SELECT * FROM student; để xem dữ liệu

Sau khi Update hoàn tất, thao tác cuối cùng mình muốn giới thiệu sẽ là DELETE

Delete.

DELETE FROM student;

Với dòng lệnh này, bảng sẽ bị Delete

Như vậy mình đã chia sẽ những thao tác cơ bản nhất để có thể tạo bảng, thêm chỉnh sửa

và delete rồi, cảm ơn mọi người đã dành thời gian cho chủ để của mình lần này,

hẹn gặp lại mọi người trong những chủ đề lần sau nữa nhé

Cựu học viên Onschool Bootcamp – Hiện là full-stack Developer tại All Xone

Các chia sẻ của cựu học viên Onschool Bootcamp?

Onschool Bootcamp đào tạo thế hệ lập trình viên kiến tạo thế giới số – bắt đầu từ con số 0

Danh mục bài viết

Bài viết mới nhất

Bootcamp Hoat dong

Coding Bootcamp là gì? Hướng dẫn toàn diện kiến thức về Coding Bootcamp