Giới thiệu về Laravel – ARTISAN
22/09/2024
1) Khái quát về Laravel
– Trước khi tôi giới thiệu về Artisan, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ xem Laravel là gì?
- Laravel là một Php framework mã nguồn mở. Framework được thiết kế theo kiến trúc MVC(model-view-controller) để giúp giảm thiểu công sức của lập trình viên, tối ưu hóa việc viết code cũng như quản lý source code.
– Trong quá trình học cách sử dụng và đọc những tài liệu liên quan đến framework này, chúng ta sẽ thường được hướng dẫn sử dụng những câu lệnh để tương tác trong terminal (bằng command-line). Đây là lúc keyword ‘artisan’ bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn.
– Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về Artisan.
2) Artisan là gì?
– Như đã giới thiệu ở trên, Artisan là keywork thường xuất hiện trong những câu lệnh thực thi trong terminal. Artisan là một bộ những câu lệnh command-line được xây dựng và tích hợp sẵn trong Laravel framework.
– Artisan hỗ trợ lập trình viên
- Vận hành dự án, chạy ngầm các tác vụ theo hàng đợi (queue job)
- Xây dựng nên các template: Model, Event, Controller, Service,…
- Thực hiện các công việc liên quan đến bảo mật, xác thực người dùng, OAuth2.
– Để xem thêm những câu lệnh được Laravel hỗ trợ sẵn, ta gõ câu lệnh bên trong Terminal: php artisan list
– Mỗi câu lệnh của artisan lại có những tham số và các tùy chọn được xây dựng sẵn. Để xem màn hình trợ giúp, chúng ta gõ câu lệnh bên trong terminal: php artisan [tên của command] –help
3) Xây dựng Artisan-Command
– Bên cạnh việc cung cấp bộ thư viện những command-line có sẵn, Laravel cũng hỗ trợ lập trình viên tạo nên những command và tùy chỉnh cho riêng mình.
– Để xây dựng nên command cho riêng mình, ta gõ câu lệnh: php artisan make:command [tên của Command]. (Theo mặc định, command mới tạo ra sẽ được lưu trữ trong thư mục: app/Console/Commands.)
– Sau khi được tạo, Command mới sẽ có cấu trúc:
- Một số khách hàng không muốn cập nhật liên tục cho hệ thống của họ.
- Một số ngành công nghiệp có các quy định yêu cầu thử nghiệm rộng rãi. Trước khi một dự án có thể chuyển sang giai đoạn hoạt động.
- Nếu các phòng ban khác nhau sử dụng các môi trường khác nhau, các vấn đề chưa được phát hiện có thể lọt vào quá trình sản xuất.
- Một số thuộc tính chất lượng yêu cầu sự tương tác của con người. Điều này làm chậm quá trình phân phối.
– Dựa theo câu lệnh khởi tạo tôi có viết ở trên, Laravel sẽ sinh ra Command có cấu trúc gồm 3 phần chính:
- $signature : Một ‘terminal command”. Giống như tên gọi, $signature này sẽ được gọi ở terminal để thực hiện những xử lý được viết trong handle(). (Trong ví dụ ở trên, terminal sẽ gõ lệnh: “php artisan show:demo” để thực hiện hàm được viết trong ShowDemoCommand) .
- $description : Mô tả cho command. Sẽ xem khi chạy option –help.
- function handle() : Nơi mà các lập trinh viên sẽ viết code xử lý dựa theo như cầu riêng.
@ Linh – Cựu học viên Onschool Bootcamp
Các chia sẻ của cựu học viên Onschool Bootcamp?
Danh mục bài viết
- Kiến thức lập trình
- Cộng đồng học viên
- Chia sẻ học viên