Bắt đầu từ con số 0 đến chuyên gia lập trình
Kiến thức lập trình

Bắt đầu từ con số 0 đến chuyên gia lập trình

TX
Trần Xuân Hiếu
Xuất bản 1/9/2025

Trong công nghệ, lập trình viên đang đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các cấp độ khác nhau của nghề lập trình. Từ thực tập sinh đến các vị trí hơn khác, mỗi cấp độ đều có những kỹ năng, trách nhiệm và thách thức khác nhau.

Cấp độ lập trình viên không chỉ phản ánh kỹ năng và trình độ chuyên môn mà còn đánh giá tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp của từng lập trình viên. Với sức nóng của nghề lập trình hiện nay, việc hiểu rõ về các cấp độ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Onschool sẽ cùng bạn khám phá từng cấp độ lập trình viên. Hi vọng bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về con đường phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này.

Lập trình viên là gì?

Khái niệm

Trong công nghệ, lập trình viên được hiểu là những kỹ sư phần mềm, là những người thiết kế, phát triển và chịu trách nhiệm bảo trì một ứng dụng hoặc trang web. 

Lập trình viên sử dụng các ngôn ngữ lập trình (Java, C#, C++, PHP,...) và các công cụ hỗ trợ (Git, IDE, Figma,...) để biến ý tưởng thành sản phẩm. Những sản phẩm này phục vụ cho nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp. Lập trình viên không chỉ cần có khả năng viết code mà còn phải có tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm.

Để trở thành lập trình viên cần có bằng cấp gì?

Mặc dù không phải là bắt buộc nhưng hầu hết các lập trình viên thường có ít nhất một bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan. Các lĩnh vực này bao gồm khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm hoặc công nghệ thông tin.

cap-do-lap-trinh-vien-1.jpg

Lập trình viên cần ít nhất một bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan

Để trở thành một lập trình viên, bạn không nhất thiết phải tốt nghiệp từ trường đại học. Bạn có thể tham gia các khóa học lập trình online hay offline ngắn hạn và nhận chứng chỉ. Sau đó thì sử dụng chứng chỉ này như một loại bằng cấp để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, dù bạn nắm trong tay bao nhiêu bằng cấp hay chứng chỉ thì việc học hỏi liên tục và cập nhật xu hướng mới là rất quan trọng để thành công trong nghề lập trình. 

Phân tầng cấp độ trong lập trình 

Việc phân tầng cấp độ lập trình trong công nghệ giúp mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về vai trò, trách nhiệm, kỹ năng và yêu cầu của từng vị trí. 

Junior Developer

Junior Developer là những lập trình viên mới vào nghề. Họ thường có kinh nghiệm từ 0 đến 2 năm thường làm việc dưới sự hướng dẫn của những lập trình viên dày dạn kinh nghiệm hơn. Ở giai đoạn này, Junior Developer sẽ được tham gia vào các dự án nhỏ hoặc các phần của dự án lớn để quan sát và học hỏi từ những task nhỏ nhất.

Ngôn ngữ lập trình cho người mới bắt đầu

Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào để bắt đầu là rất quan trọng. Khi mới vào nghề, Junior Developer thường sẽ chọn những ngôn ngữ có cú pháp dễ đọc, ví dụ như Python, HTML và CSS,... Đây là những ngôn ngữ cơ bản để phát triển web, hỗ trợ họ hiểu cách xây dựng giao diện người dùng. Chúng có cú pháp đơn giản và dễ hiểu, giúp các Junior Developer dễ dàng tiếp cận hơn. 

Một Junior Developer cần phải nắm những kỹ năng như viết code đơn giản, hiểu được cách sử dụng các hệ thống quản lý cơ bản như Git,... 

Khó khăn thường gặp
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên Junior Developer thường gặp khó khăn trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế. Cũng vì điều này mà trong công việc, họ chưa nắm được cách xử lý lỗi linh hoạt. Bên cạnh đó, làm việc nhóm và giao tiếp với các thành viên trong nhóm cũng là một khó khăn mà họ phải đối mặt.

Mức lương của Junior Developer thường dao động từ 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào công ty.

Senior Developer

Senior Developer là những lập trình viên có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong ngành. Không chỉ có khả năng viết code, lập trình viên ở cấp độ senior còn sở hữu kiến thức sâu rộng về công nghệ. Họ hiểu rõ quy trình phát triển phần mềm và thường đảm nhận vai trò lãnh đạo nhóm nhỏ.

Ngôn ngữ lập trình phổ biến ở trình độ trung cấp
Java và C# là hai ngôn ngữ phổ biến dành cho các Senior Developer. Java là ngôn ngữ linh hoạt, phổ biến trong phát triển ứng dụng web, trong khi C# được sử dụng rộng rãi trong phát triển ứng dụng Windows và game. 

cap-do-lap-trinh-vien-2.jpg

Vị trí công việc ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của lập trình viên

Senior Developer cần hiểu rõ các thuật toán cơ bản và nắm chắc kỹ năng lập trình hướng đối tượng. Bên cạnh đó, họ cũng cần khả năng phân tích, thiết kế giải pháp và làm việc với khách hàng.

Khó khăn thường gặp
Các Senior Developer thường gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, làm việc với các dự án phức tạp và duy trì làm việc nhóm hiệu quả. Họ cũng phải đối mặt với việc đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và hoàn thành dự án đúng thời hạn.

Thu nhập của một Senior Developer

Một Senior Developer có thu nhập hàng tháng trung bình từ 15.000.000 - 30.000.000 VNĐ. Mức lương này cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và quy mô của công ty mà họ làm việc. Ở các công ty lớn hoặc trong các lĩnh vực công nghệ cao, mức lương của Senior Developer có thể lên đến 40 triệu đồng. 

Leader Developer/Architect

Leader Developer/Architect thường là những chuyên gia có 5 năm kinh nghiệm trở lên. Nhiệm vụ của họ  không chỉ là lập trình mà còn đảm nhận vai trò lãnh đạo, định hướng kỹ thuật và thiết kế kiến trúc hệ thống cho các dự án lớn.

Ngôn ngữ dành cho lập trình viên cao cấp

Các ngôn ngữ lập trình mà một Leader Developer thường sử dụng bao gồm C++, Rust. Thêm vào đó, họ cũng chịu trách nhiệm phát triển các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo và hệ thống phân tán. Kiến thức về các công nghệ này giúp họ thiết kế các giải pháp phần mềm hiệu quả và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống.

Khó khăn thường gặp
Khó khăn mà vị trí cao như Leader Developer thường phải đối mặt đó là quản lý đội ngũ, đảm bảo sự đồng thuận trong nhóm và xử lý xung đột kỹ thuật. Họ cũng phải đối mặt với áp lực từ việc đảm bảo rằng các giải pháp kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thu nhập từ vị trí Leader Developer có thật sự hấp dẫn?
Mức thu nhập của Leader Developer có thể nói là rất hấp dẫn. Mỗi tháng, Leader Developer thu về khoảng 30.000.000 đến 60.000.000 VNĐ. Đây là một trong những lý do thu hút nhiều lập trình viên phấn đấu để đạt được vị trí cao hơn.

Làm sao để tăng level lập trình viên?

Trong bối cảnh ngành công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc tăng level lập trình viên là vô cùng cần thiết đối với những ai có dự định phát triển lâu dài với ngành. Để có thể nâng cao level developer, bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  • Học hỏi liên tục: Đây là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn nâng cao bản thân theo các cấp độ lập trình viên. Sau khi đã thành thạo ngôn ngữ lập trình đầu tiên, hãy tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về các ngôn ngữ khác. Bên cạnh đó, việc trau dồi khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ cũng giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.
cap-do-lap-trinh-vien-3.jpg

Thực hành thường xuyên giúp quá trình học lập trình được đẩy nhanh hơn

  • Thực hành thường xuyên: Để hoàn thiện một ngôn ngữ hay kỹ năng nào đó, thực hành thường xuyên là điều không thể thiếu. Bạn có thể tìm kiếm bài tập và dự án ở các trang web lập trình như HackerRank hoặc Codewars. Ngoài ra, tự tạo dự án cá nhân cũng là cách để bạn tự phát triển kỹ năng chuyên môn của mình.
  • Tham gia cộng đồng: Hãy tham gia ít nhất một cộng đồng học tập, nơi mà bạn có thể tìm kiếm được sự hỗ trợ từ những lập trình viên khác. Việc học hỏi và trao đổi kinh nghiệm từ người khác giúp bạn có thêm động lực và duy trì được tính cạnh tranh trong ngành.
  • Tìm kiếm mentor: Để hỗ trợ quá trình nâng cao cấp độ lập trình viên, bạn nên tìm cho mình một người hướng dẫn. Họ có thể cho bạn lời khuyên và hỗ trợ giải đáp những khúc mắc bạn gặp phải trong quá trình này.
  • Xây dựng portfolio: Việc showcase những dự án của bạn thông qua portfolio cũng là cách để nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt hơn về trình độ của bạn.
  • Cập nhật công nghệ mới: Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất chính là không ngừng cập nhật những thay đổi mới mẻ trong công nghệ. Theo dõi một trang mạng xã hội, blog hay tham gia các hoạt động về công nghệ sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và cập nhật xu hướng kịp thời.

Nhìn chung, việc hiểu rõ và phân loại được các cấp độ lập trình viên giúp lập trình viên có định hướng rõ ràng đối với sự nghiệp của bản thân. Từ Junior Developer đến Architect/Leader Developer, mỗi cấp độ đều có những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức chuyên môn riêng. Điều quan trọng vẫn là sự quyết tâm trong hành trình học hỏi của mỗi người. 

Ngành công nghệ sẽ không ngừng thay đổi dù ở hiện tại hay trong tương lai. Việc cập nhật kiến thức mới không chỉ để bạn nâng cao level của mình mà còn giúp bạn tồn tại lâu dài với ngành. Hiểu rõ từng cấp độ và nhận thức được những gì cần làm để có cơ hội tiến xa hơn giúp lập trình viên có được sự nghiệp vững chắc.

Bạn đã sẵn sàng đổi thay sự nghiệp chưa?

Onschool Bootcamp tự hào chỉ trong 120 ngày, đào tạo thế hệ lập trình viên kiến tạo thế giới số - bắt đầu từ con số 0

Đừng quên chia sẻ bài viết này!

facebook
linkedin
x
copy
Sao chép link

Đăng ký tư vấn

Các Chương trình Đào tạo tại Onschool Bootcamp

Fullstack java web developer
Fullstack javascript (Nodejs & reactjs web developer
Fullstack Python web developer
Fullstack PHP web developer
Cross-Platform Mobile App Development
phonezalomessenger